Ở góc độ vĩ mô, quyền chủ động kết thúc chiến tranh thông qua đàm phán thực chất nằm trong tay Mỹ, và kéo dài chiến tranh cũng là lựa chọn tối ưu của Mỹ. Ở góc độ vi mô, Nga và Ukraine đưa ra cái giá quá cao dẫn đến mất đi các tiền đề để đàm phán. Việc đàm phán khó đạt được thành công nếu không có sự thỏa hiệp, nhượng bộ. Trừ phi phía Nga-Ukraine một trong hai bên thấy khó có thể trụ vững, nếu không sẽ khó có thể kết thúc chiến tranh trong thời gian ngắn. Nhưng đến lúc đó bên nào không trụ được thì nhất định phải trả thêm cái giá đắt hơn.
Hơn một năm bốn tháng kể từ khi Nga phát động “chiến dịch quân sự đặc biệt” tại Ukraine, mặc dù ở giai đoạn đầu đã diễn ra nhiều vòng đàm phán tưởng chừng đạt được một số tiến triển nhưng thực tế lại thất bại. Kể từ đó, cường độ giao tranh trên chiến trường không ngừng gia tăng. Lời kêu gọi thúc đẩy hòa bình của cộng đồng quốc tế không ngừng vang lên, nhưng hai bên vẫn chưa thể tiến hành gặp mặt và đàm phán hiệu quả. Người ta không thể không đặt câu hỏi: Cả hai bên đều biết rằng tiếp tục chiến đấu trên chiến trường sẽ mang lại thương vong lớn hơn cho nhau và gây ra những thiệt hại kinh tế khôn lường, nhưng tại sao họ không thể ngồi xuống và đàm phán về cách kết thúc chiến tranh như thế nào? Đâu là mấu chốt của nó? Tác giả thử tiến hành một phân tích nhỏ từ hai góc độ vĩ mô và vi mô, có thể giúp độc giả hiểu được tương lai của Chiến tranh Nga-Ukraine.