Dữ liệu từ Cơ sở hạ tầng khí đốt châu Âu (GIE) công bố hôm 2/6 cho thấy.
Tỷ lệ giao khí đốt từ phương Đông, bao gồm cả Nga, đã giảm xuống 7,2% trong năm nay. Theo GIE, con số này ít hơn so với lượng cung cấp khí đốt từ Bắc Phi (9,8%) nhưng cao hơn lượng khí đốt từ Anh (6,9%).
Dữ liệu cho thấy, các kho dự trữ khí đốt của EU hiện đầy 68,87% do lượng bơm khí đốt giảm 31% trong tháng 5 so với cùng kỳ năm 2022, thể hiện lượng khí đốt nạp vào thấp nhất trong những năm gần đây.
Đồng thời, lượng LNG đổ vào hệ thống truyền dẫn khí đốt của châu Âu trong tháng 5 đã đạt kỷ lục 12 tỷ m3, GIE cho biết.
Vào năm 2023, LNG trở thành nguồn khí đốt chính của EU, chiếm 35% tổng lượng nhập khẩu vào khối, theo Mạng lưới các nhà vận hành hệ thống truyền dẫn khí đốt của châu Âu (Entsog). Nguồn cung cấp khí đốt từ khu vực Biển Bắc, chủ yếu từ Na Uy, chiếm 26% lượng nhập khẩu kể từ đầu năm và 12% được rút từ các cơ sở lưu trữ dưới lòng đất.
Theo dữ liệu của Entsog, “gã khổng lồ” năng lượng Gazprom của Nga tiếp tục cung cấp 40,6 triệu m3 mỗi ngày cho quá trình vận chuyển đến Tây và Trung Âu qua lãnh thổ Ukraine thông qua trạm bơm khí Sudzha.
Hồi đầu tháng 5, Bộ trưởng Bộ Năng lượng Nga Nikolay Shulginov tuyên bố, các nước phương Tây không ngừng mua khí đốt của Nga bất chấp lệnh trừng phạt chưa từng có mà Mỹ và EU áp đặt lên Moscow.