“Đáng cân nhắc cho nổ một quả bom hạt nhân”
Trước đó, Ukraine nhiều lần than phiền họ gặp bất lợi vì không được phép tấn công cơ sở quân sự trên đất Nga. Điều này khiến quân đội Ukraine chỉ có thể chống đỡ tên lửa từ Nga bay sang, và không thể triệt tiêu khả năng của Nga.
Các nước phương Tây, nguồn tài trợ vũ khí chính cho Ukraine trong cuộc xung đột với Nga, trước đây không muốn Ukraine sử dụng “vũ khí phương Tây” để tấn công lãnh thổ Nga. Họ lo rằng điều này sẽ khiêu khích Matxcơva, dễ dẫn tới xung đột trực tiếp.
Tuy vậy, vừa qua lãnh đạo Đức và Pháp cho rằng nên đồng ý để Ukraine dùng vũ khí đánh vào mục tiêu trên đất Nga, mặc dù Kiev buộc phải cam kết không tấn công cơ sở dân sự.
Đó có thể xem là một bước leo thang trong xung đột Nga – Ukraine. Tổng thống Nga Putin cảnh báo rằng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang “đùa với lửa” khi đề cập tới khả năng đụng vào lãnh thổ Nga, và rằng việc này có thể dẫn tới xung đột toàn cầu.
Phía Nga, nơi sở hữu kho vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới, nhìn nhận nếu NATO cho phép Ukraine dùng vũ khí tầm xa và tấn công lãnh thổ Nga, đó sẽ là thông điệp về xung đột trực diện với Nga, làm gia tăng nguy cơ chiến tranh hạt nhân.
Theo ông Suslov, Nga cần phải hành động, cụ thể là triển khai động tác răn đe hạt nhân, để phương Tây không vượt qua lằn ranh đỏ của chiến tranh hạt nhân.
“Để đánh dấu sự nghiêm túc trong các ý định của Nga, và nhằm cho địch thủ của chúng ta thấy được mức độ sẵn sàng leo thang của Matxcơva, thì rất đáng phải cân nhắc cho nổ một quả bom hạt nhân biểu trưng (không phải dùng trong chiến đấu)”, vị này viết trên tạp chí kinh tế Profil.